Trên thế giới Quyền_được_chết

Tính tới năm 2015, trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 3 quốc gia chấp nhận việc trợ giúp tự tử là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan.

Châu Âu

Tại Hà Lan, việc hợp pháp hóa việc tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ, và đến năm 2002 chính thức cho phép an tử. Cũng trong năm 2002, Bỉ cho phép việc tự tử được bác sĩ trợ giúp. Tại Áo, một tỉnh ở nước này đã thông qua Luật an tử năm 1995 cho đến khi Quốc hội Áo quyết định bãi bỏ luật này năm 1997, tại Anh, mặc dù cấm an tử nhưng thái độ đối với các bác sĩ trợ giúp an tử trong một số trường hợp cũng không quá gay gắt.[3][13]

Tại Ý, từng diễn tra tranh cãi cay gắt về quyền được chết, sau vụ việc cô Eluana Englaro qua đời do bệnh viện rút ống cung cấp thức ăn khỏi người cô. Englaro đã sống thực vật từ năm 1992 sau một tai nạn giao thông. Tuy vậy Tòa thánh Vatican đã phản ứng gay gắt. Ý là nước không cho phép cái chết êm ái, bệnh nhân được quyền từ chối chữa trị nhưng không được quyền hướng dẫn trước cách thức chữa trị mà họ mong muốn trong trường hợp họ rơi vào hôn mê.[14]

Châu Mỹ

Tại Hoa Kỳ, Mỹ từng tranh cãi xung quanh quyền được chết của một phụ nữ là cô Terri Schiavo một người sống thực vật từ năm 1990, gia đình họ yêu cầu toà án cho phép nối lại ống truyền dinh dưỡng cho cô sau khi ống được tháo ra theo yêu cầu của người chồng. Vụ việc biến thành cuộc chiến giữa toà án và các chính trị gia, cả Quốc hộiTổng thống.[15] Ở bang Florida cũng có tranh cãi liên quan đến quyền được chết.[16] Pháp luật ở Mỹ nhìn chung cấm an tử, nhưng bang Oregon đã cho phép tự tử được bác sĩ hỗ trợ vào năm 1994 và Tòa tối cao Oregon tán thành luật này năm 1997. Bang Texas cũng cho phép cái chết êm ái vào năm 1999.[13]

Tại Argentina, Thượng viện Argentina đã thông qua đạo luật cái chết êm ái (Luật chết êm ái). Tức là những người bị bệnh nan y có quyền kiểm soát cái chết của mình, có quyền từ chối điều trị.[4] Trước đó, phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina.[5] Tuy nhiên, luật nước này chỉ công nhận việc chấm dứt điều trị nếu do chính người bệnh đề nghị và cái chết sẽ đến với người bệnh một cách tự nhiên do chính căn bệnh đó, còn lại bất kỳ hành vi tác động nhân tạo nào khác (bác sĩ hoặc người thân chấm dứt điều trị mà không có sự đồng ý của người bệnh, trợ giúp người bệnh tự tử, tiêm thuốc để giúp người bệnh chết, gợi ý cách tự tử cho người bệnh...) đều bị xử lý hình sự.

Châu Á

Trung Quốc, trong một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc nhận được một thư điện tử của cô Lý Dương, cô này bị ung thư thần kinh vận động từ khi mới đẻ, cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ còn lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay. bức thư này gửi tới đề nghị các nhà làm luật đưa ra dự luật về an tử.[13]

Tại Hàn Quốc, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã yêu cầu các bác sĩ gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ cuộc sống cho một phụ nữ bị hôn mê sâu ở nước này, đây là trường hợp đầu tiên tòa án cho phép việc dừng điều trị cho bệnh nhân.[17] Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp cá biệt, quyền được chết không được pháp luật nước này công nhận và mọi hành động giúp tự tử đều bị coi là sát nhân.

Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền được chết không được pháp luật nước này quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Vào năm 2004, Quốc hội Việt Nam đã có một buổi thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề xuất đưa những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội như: quyền được chết, hiến nội tạng, xác định lại giới tính, mang thai hộ vào trong luật.[18][19] PGS. TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên (vấn đề phòng bệnh, chữa bệnh luôn luôn được coi trọng)."[20]

Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”. Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình. Việc đưa quyền được chết vào Bộ luật Dân sự (hoặc bất cứ luật nào khác) đều là sự vi phạm Hiến pháp khá rõ ràng.[21] Mặt khác, Điều 101 Bộ luật hình sự 2009 cũng quy định "Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát", việc đưa ra quyền được chết cũng sẽ là vi phạm quy định tại Bộ luật hình sự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_được_chết http://cadoanlavanghouston.com/tin-tuc/675-video-a... http://www.eltiempo.com/estilo-de-vida/salud/eutan... http://www.sinhvienconggiao.com/8/1215/AnTuVaTroTu... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11766225 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17649899 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/sites/entrez?cmd=retri... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2005/03/3b9dc7e8/ http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-pha... http://www.uitvrijewil.nu/ http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-son...